Nghị định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao

Xây dựng các chương trình tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về đảm bảo an toàn khi tham gia hoạt động thương mại điện tử.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 25⁄2014⁄NĐ-CP Quy định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.

nghi-dinh-chong-toi-pham-cong-nghe-cao

Nguyên tắc phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao như sau: Bảo đảm đúng điều kiện, trình tự, thủ tục, hình thức, thẩm quyền theo quy định của pháp luật và phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; Tiến hành thường xuyên, liên tục, lấy phòng ngừa là chính; chủ động, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm minh mọi vi phạm; Tôn trọng, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; Cơ quan, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền gây ra trong hoạt động phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao phải được bồi thường theo quy định của pháp luật.Nghị định quy định về hoạt động phòng ngừa phát hiện, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.

Các nội dung thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao bao gồm: Chính sách, pháp luật về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; Vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao trong việc bảo vệ và giữ gìn an ninh, trật tự; Phương thức, thủ đoạn và nguy cơ, tác hại của tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; Kiến thức, kỹ năng tự phòng, chống các nguy cơ của tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; kỹ năng ứng phó khi bị tấn công, xâm nhập trái phép vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu; Biện pháp, kinh nghiệm phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; Các nội dung khác có liên quan đến phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.

Cá nhân tham gia các hoạt động phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao phải bảo vệ mật khẩu, khóa mật khẩu, cơ sở dữ liệu, thông tin cá nhân, thông tin tài khoản và hệ thống thiết bị công nghệ cao của mình; phát hiện, kịp thời tố giác tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao với cơ quan Công an hoặc chính quyền cơ sở gần nhất; phối hợp chặt chẽ với Cơ quan chuyên trách trong quá trình xác minh làm rõ tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao, cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết có liên quan cho Cơ quan chuyên trách khi được yêu cầu theo quy định của pháp luật.

Nghị định cũng quy định trách nhiệm của Bộ Công Thương trong việc chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các Bộ, ngành liên quan tổ chức phòng, chống tội phạm và thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về thương mại điện tử trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao; Xây dựng các chương trình tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về đảm bảo an toàn khi tham gia hoạt động thương mại điện tử.

Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 5 năm 2014./.

Theo VECITA

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *